Chạy Google Ads cho game và app trên Google Play là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm, thị trường và cách tối ưu hóa chiến dịch. Đối với người mới, việc nắm vững những kiến thức cơ bản và thử nghiệm chiến dịch là điều quan trọng nhất. Hãy bắt đầu từ những bước nhỏ, tối ưu hóa từng yếu tố trong chiến dịch và học hỏi từ kinh nghiệm từ những người đi trước. Hãy đọc kỹ Cẩm nang chạy Google Ads cho game, app trên Google Play này, nó sẽ giúp bạn nắm hiểu được những điều mà rất nhiều bậc tiền bối đi trước đúc kết ra được.
1. Chất lượng sản phẩm và tối ưu hóa cửa hàng
Chạy Google Ads có hiệu quả phụ thuộc vào sản phẩm. Để thành công, bạn phải có một sản phẩm tốt, đáp ứng chất lượng của thị trường và tuân thủ các chính sách của Google Play và Admob. Sản phẩm của bạn không chỉ cần được hoàn thiện về chất lượng mà còn phải tối ưu hóa thông tin trên Google Play Store để tăng khả năng nhận được lưu lượng truy cập tự nhiên (organic traffic).
Tối ưu hóa cửa hàng bao gồm các yếu tố như biểu tượng ứng dụng, tiêu đề, mô tả và hình ảnh minh họa. Thông tin sản phẩm phải hấp dẫn và chính xác. Đặc biệt, bạn cần nghiên cứu kỹ hướng dẫn từ Google để tránh những sai sót phổ biến như không tuân thủ chính sách của Google Play, điều này có thể dẫn đến việc tài khoản của bạn bị đình chỉ hoặc bị từ chối quảng cáo. Tham khảo mục Thêm nội dung xem trước để làm nổi bật ứng dụng của bạn để biết thêm chi tiết.
Ngoài ra, cần đảm bảo rằng sản phẩm của bạn đã được tối ưu hóa cho các mạng quảng cáo, bao gồm cả việc tuân thủ các chính sách quảng cáo của Google. Để sản phẩm có khả năng tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh, cần đảm bảo rằng sản phẩm của bạn không chỉ phù hợp với nhu cầu người dùng mà còn đáp ứng các tiêu chuẩn bảo mật và quảng cáo.
2. Lựa chọn thị trường mục tiêu
Khi bắt đầu chiến dịch quảng cáo, việc xác định thị trường mục tiêu rất quan trọng. Nếu sản phẩm của bạn được phát triển cho một quốc gia cụ thể, bạn nên thiết lập chiến dịch nhắm trực tiếp vào quốc gia đó. Nếu sản phẩm của bạn phục vụ nhiều quốc gia hoặc hướng đến toàn cầu, bạn nên bắt đầu với một chiến dịch toàn cầu (global campaign).
Tuy nhiên, có một số quốc gia cần loại trừ khi chạy quảng cáo, chẳng hạn như Nga, Ukraine, Iraq, Pakistan, và Bangladesh. Lý do là vì ở những quốc gia này, quảng cáo không mang lại hiệu quả kinh tế hoặc đang trong tình trạng bất ổn chính trị, dẫn đến việc không phân phối quảng cáo hoặc tiêu tốn nhiều tiền mà không thu lại kết quả mong đợi. Đặc biệt cần loại Iran khỏi danh sách quốc gia publish sản phẩm vì quốc gia này không loại được khi chạy Google Ads nhưng đôi khi nó lại tốn rất nhiều tiền mà không hiệu quả. Việt Nam cũng là một trong số những quốc gia có tỷ lệ tiêu tốn nhiều tiền quảng cáo nhưng hiệu quả rất thấp, nếu game hoặc ứng dụng của bạn không nhắm tới thị trường này, hãy loại bỏ chạy ở quốc gia Việt Nam.
Bạn cũng nên chạy chiến dịch thử nghiệm để xem liệu sản phẩm của bạn có thể cạnh tranh được trên thị trường hay không. Đây là bước quan trọng giúp bạn đánh giá chất lượng sản phẩm thông qua các chỉ số trên Firebase và Admob, từ đó có kế hoạch tối ưu hóa sản phẩm và chiến dịch quảng cáo.
3. Cách xây dựng và tối ưu chiến dịch
Chiến dịch quảng cáo bao gồm các yếu tố chính như văn bản, hình ảnh và video. Văn bản quảng cáo phải liên quan đến sản phẩm và chứa các từ khóa quan trọng, đặc biệt là nếu sản phẩm của bạn tập trung vào một lĩnh vực cụ thể. Bạn nên nhập tối thiểu 5 tiêu đề và 5 mô tả cho chiến dịch, có thể sử dụng công cụ như ChatGPT để viết các tiêu đề quảng cáo một cách sáng tạo và tối ưu.
Hình ảnh quảng cáo cần phải có chất lượng cao, mô tả rõ ràng về tính năng của sản phẩm hoặc gameplay. Bạn cần tải lên ít nhất 3 hình ảnh với các kích thước khác nhau (dọc, vuông, ngang) để phù hợp với các định dạng quảng cáo khác nhau của Google. Hình ảnh đẹp và rõ ràng sẽ giúp tăng tỷ lệ nhấp vào quảng cáo và cài đặt sản phẩm.
Video quảng cáo là một yếu tố quan trọng, đặc biệt trong ngành game và app. Bạn cần tạo video hấp dẫn với các kích thước dọc, vuông, và ngang, đảm bảo nội dung thú vị để thu hút người dùng. Video nên có thời lượng từ 10 giây đến 30 giây và phải mô tả đầy đủ các tính năng chính của sản phẩm, khuyến khích người dùng cài đặt.
4. Theo dõi và tối ưu hóa chiến dịch
Việc theo dõi chiến dịch là một quá trình liên tục. Trong vài ngày đầu tiên sau khi khởi chạy, bạn cần giám sát xem chiến dịch có tiêu hết ngân sách đã đặt ra hay không. Nếu chiến dịch không phân phối hoặc tiêu ít tiền, bạn cần điều chỉnh bid (giá thầu) và các yếu tố quảng cáo khác. Điều này có thể bao gồm việc tăng bid từ từ (ví dụ: từ 550 đồng lên 650 đồng), theo dõi sự thay đổi trong hiệu suất và điều chỉnh tiếp nếu cần thiết.
Sau khi chiến dịch đã hoạt động ổn định trong một tuần, bạn có thể sử dụng các công cụ như Firebase để phân tích các chỉ số như tỷ lệ giữ chân người chơi, thời gian chơi trung bình và số phiên trên mỗi người dùng. Dựa trên những dữ liệu này, bạn có thể đưa ra quyết định tối ưu sản phẩm hoặc chuyển sang làm sản phẩm mới nếu cần.
Ngoài ra, bạn cũng cần xem xét các thành phần trong quảng cáo như văn bản, hình ảnh và video để xem thành phần nào có tỷ lệ nhấp chuột (CTR) cao và chi phí trên mỗi cài đặt (CPI) thấp nhất. Điều này giúp bạn lọc ra những nội dung quảng cáo hiệu quả nhất và tập trung ngân sách vào những yếu tố này.
5. Nhân rộng và tối ưu hóa quốc gia mục tiêu
Sau khi tối ưu hóa chiến dịch toàn cầu (Glb) về bid và nội dung quảng cáo, bạn có thể nhân rộng chiến dịch bằng cách nhắm mục tiêu vào các quốc gia cụ thể mà bạn đã xác định mang lại doanh thu tốt từ Admob. Mỗi quốc gia có mức bid khác nhau, vì vậy bạn cần điều chỉnh bid sao cho phù hợp với từng quốc gia, mục tiêu là tìm ra mức bid thấp nhất mà vẫn đảm bảo tiêu hết ngân sách đã đặt ra và có lợi nhuận.
Bạn nên chạy nhiều chiến dịch với các quốc gia khác nhau để so sánh hiệu suất và tối ưu hóa dần dần. Việc này giúp bạn xác định được thị trường tiềm năng và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn.
6. Tối ưu hóa chi phí và lợi nhuận
Một phần quan trọng của việc chạy quảng cáo là quản lý ngân sách một cách hiệu quả để tối ưu hóa lợi nhuận. Sau khi đã có kết quả thử nghiệm ban đầu, bạn cần liên tục theo dõi chi phí trên mỗi cài đặt (CPI) và doanh thu từ Admob. Mục tiêu là giữ chi phí quảng cáo ở mức thấp nhất có thể trong khi vẫn duy trì được lượng người dùng ổn định.
Khi đã hiểu rõ quy trình phân phối quảng cáo của Google và biết cách tối ưu hóa các thành phần trong chiến dịch, bạn có thể bắt đầu tăng dần ngân sách và mở rộng quy mô chiến dịch. Tuy nhiên, việc tăng ngân sách cần đi kèm với quá trình tối ưu hóa liên tục để tránh lãng phí ngân sách mà không thu được kết quả mong muốn.
Thành công với Google Ads và Admob không chỉ dựa vào việc tạo ra sản phẩm tốt mà còn phụ thuộc vào khả năng tối ưu hóa và quản lý chiến dịch một cách hiệu quả. Hãy kiên nhẫn và luôn tìm cách cải thiện sản phẩm cũng như chiến dịch quảng cáo của bạn để đạt được lợi nhuận tốt nhất.
Thẻ: cách chạy quảng cáo, Cẩm nang chạy Google Ads, cẩm nang google admob, chạy quảng cáo app, chạy quảng cáo cho game, chạy quảng cáo game trên chplay, google admob, google ads, tối ưu chạy quảng cáp cho game